Hiển thị các bài đăng có nhãn ngan-hang. Hiển thị tất cả bài đăng

Sáng 24/9 tỷ giá USD tăng giá mạnh

Sau vụ giá vàng tăng mạnh giá USD giảm mạnh và cách đây 2 ngày giá USD tặng nhẹ. Nhưng sáng ngày 24/9 đồng Đô la Mỹ tăng khá là mạnh so với tuần qua.

Cụ thể, Tỷ giá USD/VND Tại Ngân hàng HSBC như sau:
Sáng 24/9 tỷ giá USD tăng giá mạnh

Doanh Nghiệp, cá nhân chuyển khoản, tiền mặt : Mùa vào 22.430 đồng, bán ra 22.530 đồng.

Tỷ giá USD/VND tại thị trường tự do:

Theo khảo sát của chúng tôi vào thời điểm lúc 10h45' sáng nay, trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND được mua vào với giá 22.580 đồng và bán ra 22.600 đồng.

Tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng:

Tại Vietcombank, tỷ giá VND/USD đang là 22.460-22.520 đồng, tăng 15 đồng so với lúc mở cửa giao dịch.

Vietinbank cũng tăng 5 đồng ở cả hai chiều và hiện đang niêm yết USD ở mức 22.450-22.510 đồng. BIDV đang mua USD với giá 22.460 đồng và bán ra với giá 22.515 đồng, tăng 10 đồng.


Trong khi đó, ACB và Eximbank cùng niêm yết USD ở mức 22.440-22.520 đồng, điều chỉnh giảm 10 đồng giá mua và 10 đồng giá bán so với đầu giờ sáng nay.

Ở chiều ngược lại, DongABank tăng 20 đồng giá mua đồng thời giữ nguyên giá bán, đang giao dịch ở mức 22.470-22.510 đồng.

Techcombank đang mua bán USD với giá 22.430-22.520 đồng, tăng 20 đồng chiều mua vào và tăng 10 đồng chiều bán ra.

Hiện tại, giá mua vào thấp nhất trên thị trường hiện đang là 22.430 đồng/USD, trong khi giá mua vào cao nhất là 22.470 đồng/USD. Giá bán ra thấp nhất là 22.505 đồng trong khi giá bán ra cao nhất hiện là 22.520 đồng.


Nợ xấu giảm, Tín dụng Việt Nam năm nay sẽ tăng trưởng trước dự báo

Việc giá vàng, giá xăng dầu giảm đã khiến cho các công ty làm ăn không bị thua lỗ mà lại có lãi trong kinh doanh. Bên cạnh đó, lạm phát giảm và các công ty ma không phát triển nhiều nên việc cho vay lấy được lãi và vốn của ngân hàng dễ dàng hơn. Chính vì điều đó, tín dụng Việt Nam năm nay có nhiều khởi sắc và dự tính sẽ tăng trưởng vượt dự báo.
Nợ xấu giảm, Tín dụng Việt Nam năm nay sẽ tăng trưởng trước dự báo

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam vừa được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố cho biết: Tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm mạnh từ mức kỷ lục 23,0% hồi tháng 8/2011. Trong 8 tháng đầu năm nay, tỷ lệ lạm phát trung bình là 0,8%.

“Lạm phát thấp cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì chính sách tiền tệ thích ứng. Từ đầu năm 2012 đến nay, NHNN đã cắt giảmlãi suất chính sách 8,5%, trong đó có đợt giảm 0,5% vào tháng 3/2014” – ADB dẫn chứng số liệu.

Trong năm nay, cơ quan quản lý chính sách tiền tệ đã duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 6,5% và lãi suất chiết khấu 4,5%. Lãi suất cho vay trung bình các ngân hàng thương mại đã giảm từ mức rất cao 17,0% năm 2012 xuống còn 9,5% trong 6 tháng đầu năm 2015.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay giảm cùng với niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư đều hồi phục đã làm cho tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm nay ước tính đạt 17,1% (so với cùng kỳ năm trước). Tăng trưởng phương tiện thanh toán M2 đạt 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đánh giá về việc NHNN, với mục tiêu hỗ trợ năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam và phản ứng trước xu hướng mất giá của các đồng tiền Châu Á khác, đã điều chỉnh tỷ giá của đồng Việt Nam so với đồng đô-la Mỹ ba lần trong 8 tháng đầu năm 2015, mỗi lần điều chỉnh tỷ giá tham chiếu 1%.

Trong tháng 8, Ngân Hàng Nhà Nước đã tăng biên độ giao dịch ngoại hối từ 1% lên 3% cả hai chiều tỷ giá tham chiếu. Cộng với kỳ vọng đồng tiền tiếp tục giảm giá ở các nền kinh tế châu Á khác, động thái này góp phần làm cho tỷ giá đồng Việt Nam so với đô-la Mỹ trên thị trường tự do giảm 3,4% trong tháng 8.

Dự trữ ngoại hối tăng, ước đạt 2,8 tháng nhập khẩu tại thời điểm cuối tháng 6/2015 so với 2,7 tháng nhập khẩu vào cuối năm 2014.

“Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại năm nay đã giảm, nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và thị trường bất động sản đã có sự hồi phục” – ADB nhận định.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng giảm từ 8,4% hồi tháng 12/2014 xuống 3,7% trong tháng 6/2015.

Việc triển khai đầy đủ các quy định nâng cao về phân loại tài sản và trích lập dự phòng trong tháng 4/2015 đã thu hẹp khoảng cách giữa con số nợ xấu theo báo cáo và con số ước tính cao hơn theo tiêu chuẩn quốc tế. Những quy định mới này cũng giúp tăng cường công tác thanh tra giám sát an toàn trong hệ thống tài chính.

Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) được Chính phủ thành lập năm 2013 với nhiệm vụ mua, tái cấu trúc và bán nợ xấu, tính đến tháng 8/2015 đã mua khoảng 9 tỷ USD nợ xấu. Kể từ tháng 3/2015, những nỗ lực của VAMC được hỗ trợ bởi các quy định cho phép công ty được tăng vốn, mở rộng việc thu mua nợ xấu và bán các tài sản mua được cho người nước ngoài.

Tăng trưởng tín dụng trong năm nay dự báo sẽ vượt qua chỉ tiêu ban đầu 13-15% của Chính phủ, và sẽ tăng nhanh hơn trong năm 2016.

“Cầu tín dụng đang tăng, và những báo cáo cải thiện tình hình nợ xấu và bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại sẽ tạo điều kiện để tăng cường hoạt động cho vay” - ADB nhận định.

Hơn nữa, NHNN cũng đã nới lỏng quy định cho các ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn.

Một chương trình sáp nhập hoặc đóng cửa các ngân hàng nhỏ và yếu kém sẽ giúp cho hệ thống tài chính trở nên lành mạnh hơn. NHNN hiện nay đang khuyến khích các ngân hàng sáp nhập để đến năm 2017 sẽ giảm số ngân hàng xuống còn khoảng một nửa.

Các chuyên gia lý giải vì sao ngân hàng chậm trễ thoái vốn?

Có thể nói thoái vốn là quá trình khó khăn cho ngân hàng. Việc thoái vốn không kiểm soát được sẽ làm cho ngân hàng bị rút vốn không thể hoạt động được. Chính vì thế việc thoái vốn sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng khi đồng loạt các ngân hàng thoái vốn lẫn nhau. Và theo chuyên gia, đây chưa phải là thời điểm thích hợp để thoái vốn vì chưa có lợi nhuận.
Các chuyên gia lý giải vì sao các ngân hàng chậm trễ thoái vốn?

Thông tư 36 được ban hành hồi tháng 11/2014 và có hiệu lực vào tháng 2/2015, trong đó quy định mỗi NHTM chỉ được nắm giữ cổ phần của tối đa không quá 2 TCTD khác và tỷ lệ nắm giữ phải dưới 5% vốn cổ phần ở mỗi TCTD.

Theo lộ trình, các NHTM đang nắm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại hơn 2 TCTD khác phải tính đến việc thoái vốn trong vòng 1 năm. Trước ngày 1/2/2016, các ngân hàng phải xây dựng Phương án xử lý, biện pháp và kế hoạch thoái vốn để đảm bảo tuân thủ đúng quy định.

Như vậy, chỉ còn vài tháng nữa là các ngân hàng sẽ hết hạn thoái vốn theo lộ trình một năm mà NHNN cho phép. Tuy nhiên, thay vì rốt ráo tìm đối tác chuyển nhượng số cổ phần đang nắm giữ thì một số ngân hàng lại xin Ngân hàng nhà nước cho phép được tiếp tục sở hữu theo tỷ lệ hiện tại.

Để bình luận thêm về việc tại sao đến thời điểm này, nhiều ngân hàng vẫn đang chậm trễ thoái vốn, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng.

Ông Hiếu cho rằng, thời điểm hiện tại các ngân hàng thoái vốn sẽ gặp bất lợi. Chính vì vậy, các ngân hàng đang muốn trì hoãn để chờ vào thời điểm khác tốt hơn.

Ông chỉ ra, thị trường chứng khoán thời gian qua có khá nhiều biến động. Mặc dù cổ phiếu ngân hàng được đánh giá khá tốt nhưng vẫn chịu tác động từ tình hình tài chính chung như tỷ giá và biến động từ thị trường thế giới.

Tuy nhiên theo ông, thoái vốn là việc làm cần thiết và cần làm nhanh. Chính vì vậy, NHNN nên nhất quán và kiên quyết hơn. Nếu tạo điều kiện cho một vài trường hợp trì hoãn sẽ tạo ra tiền đề không tốt, bởi như thế sẽ hiểu rằng quyết định đã ban hành nhưng vẫn có những ngoại lệ.

“Nếu các ngân hàng trước kia đã hưởng lợi từ việc sở hữu cổ phần tại các TCTD khác một cách đáng kể thì thời điểm này nên chấp nhận thiệt hại nào đó để thực hiện theo đúng quy định”, ông chia sẻ quan điểm.

Ông cho biết thêm, khi đến thời điểm hết hạn để các NHTM thực hiện thoái vốn thì NHNN cần có biện pháp xử lý để răn đe. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, NHNN có thể nhẹ tay trong việc xử lý, có thể là cảnh cáo nhưng việc rời lại quyết định là không nên.

Đồng quan điểm về việc các ngân hàng muốn thoái vốn tại thời điểm này là không hề dễ dàng, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, mặc dù đây vẫn chưa phải giai đoạn nước rút nhưng các ngân hàng vẫn phải hết sức nỗ lực và khẩn trương thực hiện.

Xét cả về nguyên nhân chủ quan và khách quan, ông chỉ ra 4 yếu tố cần xem xét xoay quanh đến việc thoái vốn.

“Nghị quyết 15 ban hành từ tháng 3/2014, Chính phủ cho phép doanh nghiệp được thoái vốn dưới mệnh giá và dưới giá trị sổ sách sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất đầu tư. Vậy đối với hệ thống ngân hàng thì sao? ”, ông Lực nêu vấn đề. Vì thế, Chính phủ có cho phép ngân hàng thoái vốn và chấp nhận lỗ như doanh nghiệp hay không? Và nếu có thì cần có hướng dẫn cụ thể.

Thứ hai là tùy thuộc một phần vào thị trường chứng khoán, thị trường phải tương đối tốt các ngân hàng mới thoái vốn để giảm thiểu số lỗ.

Thứ ba liên quan đến phương thức định giá số cổ phần ngân hàng muốn thoái vốn. Có ngân hàng sẽ được định giá theo giá cổ phiếu theo thị trường niêm yết còn những ngân hàng chưa niêm yết thì cần có phương thức định giá. Theo ông, NHNN sẽ quyết định giá cuối cùng đối với phần thoái vốn đó đặc biệt phần thoái vốn liên quan đến Nhà nước.

Và yếu tố cuối cùng, theo ông thoái vốn là cần thiết, các TCTD cần khẩn trương quyết liệt nhưng không phải là bằng mọi giá, dẫn đến thất thoát, thua lỗ. Bên cạnh đó, mỗi TCTD cần lập lộ trình phù hợp và một khi được chấp thuận thì phải kiên quyết thực hiện theo đúng cam kết đó.