Tại Việt Nam, người tiêu dùng hiện nay đang vẫn tiến đến xu
hướng mua hàng qua mạng và thanh toán trực tuyến online thông qua những chiếc
thẻ tín dụng. Và thẻ tín dụng tại nước ta luôn đa dạng và nhiều chương trình ưu
đãi do nhiều ngân hàng triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, và thời gian gần đây
khách hàng không hài lòng thẻ tín dụng ANZ vì không có sức luôn cuốn thu hút
khách hàng.
“Sính ngoại” nhưng chưa “đúng loại”
Xét về phân loại khách hàng đủ điều kiện để sở hữu một chiếc thẻ tín dụng thì khách hàng của Ngân hàng (NH) ANZ và Citibank nằm ở mức khách hàng có thu nhập cao từ 8 - 20 triệu đồng, các ngân hàng trong và ngoài nước khác thì chỉ cần có mức thu nhập từ mức 5 triệu đồng trở lên là đã mở được thẻ tín dụng.
Một cuộc khảo sát cho kết quả: Phần lớn khách hàng phàn nàn rằng thủ tục mở thẻ visa của ANZ vô cùng rườm rà và phức tạp. Điển hình, khách hàng phải có hộ khẩu và sinh sống tại Hà Nội, Bình Dương hoặc TPHCM, nếu không có sổ hộ khẩu thì phải có sổ tạm trú (KT3), hoặc hóa đơn điện; hóa đơn Internet hoặc hóa đơn truyền hình cab. Trên hóa đơn phải thể hiện chính xác họ tên đầy đủ và địa chỉ tại nơi khách hàng đang tạm trú không được sai, được sót một chữ nào.
Ví dụ: Trên hóa đơn ghi là số nhà 70 nhưng trên thực tế số nhà đã được thay đổi thành 70A, khách hàng nếu “khao khát” muốn sở hữu thẻ visa ANZ thì phải “vui lòng” lên UBND phường nơi đang tạm trú và xin giấy xác nhận có đóng dấu đỏ của phường với nội dung: Nhà số 70 và 70A là một… Đây chỉ là một trong vô số những thủ tục phức tạp của ANZ và một câu hỏi được đặt ra là ANZ đang muốn “có khách” hay muốn “đuổi khách”?
Về phía Citibank đã giảm thiểu thủ tục hành chính cho khách hàng. Citiank không quá khắt khe trong việc xác minh khách hàng ở đâu đồng thời mở rộng được phạm vi dùng thẻ rộng khắp cả nước chứ không bó buộc ở 3 tỉnh như ANZ. Mặc dù thắt chặt thủ tục hồ sơ mở thẻ để giảm thiểu nợ xấu nhưng theo điều tra thì tỉ lệ nợ xấu ở ANZ vẫn cao hơn nhiều so với Citibank.
Mang danh là NH “ngoại” có mặt trên thị trường Việt Nam từ khá lâu nhưng dịch vụ của NH ANZ vẫn còn khá tụt hậu. Điểm trừ lớn nhất của ANZ là khách hàng phải mang tiền mặt trực tiếp đi nộp tại các điểm giao dịch của NH ANZ hoặc NH An Bình…, điều này bất tiện đối với khách hàng và không ít người sử dụng thẻ đã bị tính lãi suất khoản vay, còn bị trừ phí nộp chậm, lý do phổ biến nhất là khách hàng không có thời gian đi “trả nợ” NH đúng hạn.
Theo như chị Trang (Long Biên) bức xúc chia sẻ: “Nhà tôi ở rất xa điểm giao dịch của ANZ, cuối tháng cứ sắp đến hạn trả nợ tiêu dùng thẻ visa là tôi phải mang tiền mặt đi khá xa để nộp, nếu có tháng nào không may bận việc ở quê hay phải đi công tác thì xem như tháng đó tôi phải đóng thêm phí phạt nộp chậm kèm theo tiền lãi”.
Mặt khác, ANZ chỉ mới cập nhật hệ thống thông báo phát sinh giao dịch bằng tin nhắn một thời gian ngắn trở lại đây. Trước đây, người dùng thẻ khá hoang mang khi sử dụng thẻ visa của ANZ vì không biết được rằng số tiền mình vừa chi tiêu có chính xác hay không, bởi nếu sai sót sẽ gây thất thoát cho chính họ. “Tôi dùng 3 thẻ visa của 3 NH, 2 cái trong nước và 1 cái của ANZ, nhưng ngán ngẩm thay NH nước ngoài nhưng mỗi lần tôi quẹt thẻ thì ko thấy báo giao dịch phát sinh qua tin nhắn, tôi khá lo vì nhỡ may chỉ cần 1 sai sót là tôi sẽ mất tiền như chơi” - Anh Khoa lo lắng cho hay. Đây là một điểm kém hấp dẫn của ANZ khi mà dịch vụ này đã được nhiều NH nội địa và nước ngoài triển khai hiệu quả từ rất lâu.
Bên cạnh các thủ tục lằng nhằng, phí thường niên thì ANZ kèm theo một “rừng phí” với đủ các loại phí phạt, phí dịch vụ… Theo một số nguồn tin, tại ANZ, mức phí sao kê tài khoản được tính theo trang như: Sao kê trong vòng 12 tháng 20.000 đồng hoặc 1 USD/trang; trước 12 tháng 40.000 đồng hoặc 10 USD/trang. Tiếp đến dịch vụ xác nhận số dư hoặc thông tin tài khoản 200.000 đồng hoặc 10 USD trong vòng 2 ngày làm việc. Muốn nhanh hơn, tức trong vòng 1 ngày làm việc: 300.000 đồng hoặc 15 USD. Tra soát giao dịch tài khoản 300.000 đồng hoặc 15 USD. Báo có - báo nợ nhận tại NH: 20.000 đồng hoặc 1 USD/trang…
Citibank có một câu nói khá “ngược”: “Chúng tôi tự hào là NH thu phí”. Trong khi các NH nội và ngoại liên tục tung ra các chiêu thức để thu hút khách hàng sử dụng thẻ visa như là miễn phí hoặc giảm phí thường niên năm đầu tiên. Đối với Citibank, chất lượng sẽ tỉ lệ thuận với chi phí. Phí thường niên của Citibank được xếp top NH có phí duy trì thẻ tín dụng cao nhất tại Việt Nam rơi vào khoảng 880.000 - 1.650.000 đồng/năm, trong khi ANZ và HSBC xấp xỉ 350.000 - 1.200.000 đồng/năm, chênh lệch khoảng 500.000 đồng, nhưng bù lại lãi suất hằng tháng của Citibank bằng với một số NH nội địa như Sacombank, ACB là 2,15%/tháng, và thấp hơn Techcombank (2,58%). Đặc biệt, phí rút tiền mặt của hầu như tất cả các NH trong và ngoài nước đều là 4%, nhưng của Citibank là 3%.
Theo khảo sát về mức độ hài lòng của người dùng thẻ, mặc dù phí duy trì thẻ của Citibank cao nhưng thủ tục làm thẻ đơn giản, nhanh chóng; chất lượng dịch vụ chăm sóc sau bán hàng tốt và các khoản phí dịch vụ thấp so với mặt bằng chung thẻ visa quốc tế tại Việt Nam nên khách hàng khá hài lòng và tin dùng.
Nguồn: laodong
Rút tiền thẻ tín dụng hcm
Trả lờiXóacho tôi hỏi dịch vụ vay tín chấp đồng shop sun có lừa đảo không
Trả lờiXóa