Việc giá vàng, giá xăng dầu giảm đã khiến cho các công ty làm ăn không bị thua lỗ mà lại có lãi trong kinh doanh. Bên cạnh đó, lạm phát giảm và các công ty ma không phát triển nhiều nên việc cho vay lấy được lãi và vốn của ngân hàng dễ dàng hơn. Chính vì điều đó, tín dụng Việt Nam năm nay có nhiều khởi sắc và dự tính sẽ tăng trưởng vượt dự báo.
Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam vừa được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố cho biết: Tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm mạnh từ mức kỷ lục 23,0% hồi tháng 8/2011. Trong 8 tháng đầu năm nay, tỷ lệ lạm phát trung bình là 0,8%.
“Lạm phát thấp cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì chính sách tiền tệ thích ứng. Từ đầu năm 2012 đến nay, NHNN đã cắt giảmlãi suất chính sách 8,5%, trong đó có đợt giảm 0,5% vào tháng 3/2014” – ADB dẫn chứng số liệu.
Trong năm nay, cơ quan quản lý chính sách tiền tệ đã duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 6,5% và lãi suất chiết khấu 4,5%. Lãi suất cho vay trung bình các ngân hàng thương mại đã giảm từ mức rất cao 17,0% năm 2012 xuống còn 9,5% trong 6 tháng đầu năm 2015.
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay giảm cùng với niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư đều hồi phục đã làm cho tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm nay ước tính đạt 17,1% (so với cùng kỳ năm trước). Tăng trưởng phương tiện thanh toán M2 đạt 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đánh giá về việc NHNN, với mục tiêu hỗ trợ năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam và phản ứng trước xu hướng mất giá của các đồng tiền Châu Á khác, đã điều chỉnh tỷ giá của đồng Việt Nam so với đồng đô-la Mỹ ba lần trong 8 tháng đầu năm 2015, mỗi lần điều chỉnh tỷ giá tham chiếu 1%.
Trong tháng 8, Ngân Hàng Nhà Nước đã tăng biên độ giao dịch ngoại hối từ 1% lên 3% cả hai chiều tỷ giá tham chiếu. Cộng với kỳ vọng đồng tiền tiếp tục giảm giá ở các nền kinh tế châu Á khác, động thái này góp phần làm cho tỷ giá đồng Việt Nam so với đô-la Mỹ trên thị trường tự do giảm 3,4% trong tháng 8.
Dự trữ ngoại hối tăng, ước đạt 2,8 tháng nhập khẩu tại thời điểm cuối tháng 6/2015 so với 2,7 tháng nhập khẩu vào cuối năm 2014.
“Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại năm nay đã giảm, nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và thị trường bất động sản đã có sự hồi phục” – ADB nhận định.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng giảm từ 8,4% hồi tháng 12/2014 xuống 3,7% trong tháng 6/2015.
Việc triển khai đầy đủ các quy định nâng cao về phân loại tài sản và trích lập dự phòng trong tháng 4/2015 đã thu hẹp khoảng cách giữa con số nợ xấu theo báo cáo và con số ước tính cao hơn theo tiêu chuẩn quốc tế. Những quy định mới này cũng giúp tăng cường công tác thanh tra giám sát an toàn trong hệ thống tài chính.
Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) được Chính phủ thành lập năm 2013 với nhiệm vụ mua, tái cấu trúc và bán nợ xấu, tính đến tháng 8/2015 đã mua khoảng 9 tỷ USD nợ xấu. Kể từ tháng 3/2015, những nỗ lực của VAMC được hỗ trợ bởi các quy định cho phép công ty được tăng vốn, mở rộng việc thu mua nợ xấu và bán các tài sản mua được cho người nước ngoài.
Tăng trưởng tín dụng trong năm nay dự báo sẽ vượt qua chỉ tiêu ban đầu 13-15% của Chính phủ, và sẽ tăng nhanh hơn trong năm 2016.
“Cầu tín dụng đang tăng, và những báo cáo cải thiện tình hình nợ xấu và bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại sẽ tạo điều kiện để tăng cường hoạt động cho vay” - ADB nhận định.
Hơn nữa, NHNN cũng đã nới lỏng quy định cho các ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn.
Một chương trình sáp nhập hoặc đóng cửa các ngân hàng nhỏ và yếu kém sẽ giúp cho hệ thống tài chính trở nên lành mạnh hơn. NHNN hiện nay đang khuyến khích các ngân hàng sáp nhập để đến năm 2017 sẽ giảm số ngân hàng xuống còn khoảng một nửa.
0 nhận xét: